Phát Hiện Các Dấu Hiệu và Triệu Chứng của Tội Thờ Thần Tượng
Bà Mục Sư Linda Heidler
Ngày 24, Tháng 6, Năm 2015
Hội Thánh Glory of Zion, Corinth, Texas, U.S.A.
http://www.gloryofzion.org
Sự thờ thần tượng là một trong những cảm bẫy lớn nhất đối với con Dân Chúa. Đức Chúa Trời truyền phán nhiều lời bảo vệ và cảnh báo chúng ta về sự thờ thần tượng khi Ngài bắt đầu bầy tỏ tấm lòng Ngài cho chúng ta qua luật pháp Môi-Se.
Chúng ta không có quyền có một thần nào khác trước mặt Chúa. Chúng ta không ̣được tạo dựng nên một tượng chạm do chính bàn tay mình làm ra để thờ lạy nó. Đức Chúa Trời có thể lựa chọn nhiều nan đề, cảm bẫy tội lỗi khác để cảnh báo chúng ta, nhưng Ngài lại trước hết tỏ sự quan tâm đến tội thờ thần tượng. Điều nầy khiến chúng ta biết được ít nhiều về mối lo ngại của Chúa đối với tội thờ thần tượng trong con Dân Ngài.
Cánh Cửa Tăm Tối
Sự thờ thần tượng không những chỉ lôi kéo và làm chúng ta bị chi phối tâm linh trong mối liên hệ với Chúa, nhưng chính nó sẽ “hé mở một cánh cửa tăm tối” khiến những kẻ thờ thần tượng tiếp thu những sự tỏ ra thuộc về thế giới vô hình.
Tiếp nhận những tỏ ra dấu kín nầy sẽ đem lại nhiều mối tai hại cho người nào tìm kiếm nó. Qua “cánh cửa tăm tối”, các chủ quyền của thế giới mờ tối sẽ nắm lấy cơ hội nầy để kết nối với những ai đã mở cánh cửa ấy. Khi chúng ta cam kết với ma quĩ qua sự thờ lạy thần tượng, thì những khải thị đến từ Chúa sẽ bị lệch lạc, trà trộn với sự tỏ ra của thế giới tối tăm.
Sự thờ thần tượng là một mối nguy hại lớn lao, vì vậy chúng ta nên tìm hiểu một cách rỏ ràng để không bị sa vào cảm bẫy thờ thần tượng trong đời sống tin kính Chúa.
Thần Tượng Là Gì?
Khi liên tưởng đến sự thờ thần tượng, ta thường hay mường tượng đến sự thờ lạy một tượng hình như một con bò vàng hoặc là một tượng chạm điêu khắc nào đó. Chúng ta là Cơ Đốc Nhân, dĩ nhiên ta nhất thiết không có những thần tượng điển hình như thế và chúng ta cứ nghĩ rằng mình không lâm vào tội thờ thần tượng. Nhưng trong thực tế thì không có điều gì có thể là sai lầm hơn.
Một thần tượng không phải chỉ là một bức tượng hoặc một tấm hình cụ thể của thế giới vật chất. Những tượng chạm hoặc những tấm hình đó biểu hiệu cho một sự mong ước được đặc ân hay một sự trông mong nhận được sự nâng đỡ từ một đấng vô hình siêu nhiên nào đó thông qua thần tượng nầy. Nó chính là một điều khẩn cầu, mong ̣đợi sự tương trợ từ một đấng nào đó ngoài Đức Chúa Trời. Chính điều nầy khiến nó là một thần tượng.
Phát Hiện Thần Tượng Qua Dấu Hiệu Thứ Nhất
Chúng ta có nhiều đoạn Kinh Thánh thật thú vị soi dẫn ta hiểu thêm về khái niệm của sự thờ thần tượng và cho ta nhìn nhận những tín hiệu để phát hiện những thần tượng nầy. Đầu tiên là đoạn Kinh Thánh trong sách Ê-sai 41:5-7.
“Các cù lao thấy và thất kinh; các đầu cùng đất đều run rẩy. Chúng nó đều đến gần và nhóm lại, ai nấy giúp đỡ kẻ lân cận mình, và bảo anh em mình rằng: Hãy phấn chí thợ mộc giục lòng thợ vàng; kẻ dùng búa đánh bóng giục lòng thợ kẻ đánh đe; luận về việc hàn rằng: Hàn vẫn tốt; đoạn lấy đinh đóng nó cho khỏi lung lay.”
Đoạn Kinh Thánh nầy mô tả một thế lực có tính cách hũy diệt tràn đến trấn áp bạn khiến bạn không thể nào chuyển hướng nó được. Các côn đảo được coi như là một hàng rào chống bão hửu hiệu, bảo vệ các bãi biển. Khi một cơn bão tố thổi đến, dân cư ngụ các vùng đất sát ranh biển sẽ nhìn thấy nhưng biết rằng không có một sự che chở nào vì không có sự chống đỡ ngăn cách họ thoát khỏi sự hũy diệt của cơn bão tố đang tiến về đất liền. Nếu bạn đã từng sinh sống trong đất liền, bạn có thể đặt niềm hy vọng các vùng đất sát ranh giới biển sẽ chống đở cơn bảo tố đó và che chở bạn, nhưng nếu bạn cư ngụ ngay trên các bải biển, thật không có gì có thể bảo vệ bạn khi phải đương đầu với sức mạnh thuần túy của một cơn bảo lớn.
Khi con người nhận thức rằng một sự hũy diệt tàn bạo đang tấn công họ thì họ sẽ phản công như thế nào?
Họ sẽ cố tạo dựng nên một thần tượng tốt nhất! Họ sẽ liên kết với nhau, khích lệ lẫn nhau và khắn khít để không bị tàn hại. Đọc đến đoạn Kinh Thánh nầy chúng ta không khỏi bật cười, “À, sao họ lại nghĩ rằng một tà thần nào đó có thể cứu vớt họ khỏi cơn giông đang ào ạt tiến về đất liền?”
Đây chính là một dấu hiệu đầu tiên của tội thờ thần tượng: Bạn đang nhờ cậy vào điều gì, trông mong vào điều gì để bạn được cứu vớt thoát khỏi sự hũy diệt hầu đến? Điều gì khiến bạn cảm thấy yên tâm khi một cơn gió lốc tàn bạo đang bao phủ mình?
Một trong những mối lo sợ lớn nhất trong phần đông nhiều người giữa vòng chúng ta là sự kiệt quệ về kinh tế hoặc mối hiểm họa bị tàn tật trong cơ thể. Vì thế, chúng ta sẽ làm gì để phòng vệ ta khỏi những cơn ngặc nghèo nầy?
Chúng ta lo đầu tư về mọi mặt và tạo nên những ngân khoản tiết kiệm. Chúng ta mua đủ loại bảo hiểm, nào là bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm nhân mạng, bảo hiểm phòng tai nạn hiểm nghèo. Chúng ta tiêu thụ vô số thuốc men để chống bệnh tật hơn bất cứ một quốc gia nào khác trên thế giới.
Những điều nầy có gì là sai không? Chỉ sai lầm khi chúng ta nương tựa vào nó mà không đặt lòng tin cậy Đức Chúa Trời.
Tôi cần là một người đầy tớ tốt lành biết cai quản và làm lợi những gì Đức Chúa Trời ban phát cho tôi, nhưng Ngài là nguồn trợ cấp cho mọi nhu cầu trong đời sống tôi. Tôi cần chăm sóc thân thể mình vì đó là đền thờ của Đức Chúa Trời, nhưng sức khỏe và sự chữa lành đến từ Ngài. Nếu nền tảng của sự sống sung mãn tôi đến từ một nguồn trợ giúp nào khác hơn là từ Chúa, thì tôi đang dung dưỡng một thần tượng.
Dấu Hiệu Thứ Hai Của Tội Thờ Thần Tượng Liên Hệ Đến Ngày Sa-Bát
Dấu hiệu thứ hai của tội thờ thần tượng được giãi bầy trong sách Ê-sai 44:12:
“Thợ rèn lấy một thỏi sắt nướng trên than lửa; dùng búa mà đập, dùng cánh tay mạnh mà làm; mặc dầu đói và kém sức; không uống được và kiệt cả người.”
Đoạn Kinh Thánh nầy mô tã người kia đang xây dựng một thần tượng. Ông ta tận hiến tất cả sức lực mình vào công trình nầy. Ông ta miệt mài làm việc không ngừng tay để ăn uống và nghĩ ngơi. Đây là dấu hiệu thứ hai của sự thờ thần tượng: Điều gì đang trói buộc bạn khiến bạn phải đổ hết sức lực và thì giờ đến nổi nó không cho phép bạn ăn uống và nghĩ ngơi?
Bạn ơi, bạn sẻ không thể nào thỏa mãn một thần tượng dù bạn có đổ công, đổ sức đến đâu. Nếu bạn muốn thần tượng nầy bảo vệ bạn, dường như bạn vẫn phải đổ công sức miệt mài và phải luôn luôn cố sức làm việc tốt hơn, bạn bắt buộc phải thành công trong mọi mặt.
Điều nầy hoàn toàn phản ngược lại với những lời Chúa dạy chúng ta. Một thần tượng sẻ không bao giờ cho bạn nghĩ ngơi, nhưng Chúa lại truyền phán bạn cần đi vào sự yên nghĩ. Ngài dạy chúng ta hãy tôn trọng ngày Sa-bát. Điều nầy đã được ghi lại trong điều răn cùng với những điều răn khác và cùng đi song đôi với điều Chúa cấm chúng ta không được có các thần khác trước mặt Ngài.
Đây là một vấn đề quan trọng trước mặt Chúa.
Khi chúng ta nghĩ ngơi trong ngày Sa-Bát thì cũng tương tự như lời công bố nầy, “Không có điều gì Đức Chúa Trời không thể lo toan để tôi được yên nghĩ trong ngày hôm nay.” Đôi khi ta cần có một đức tin mạnh mẽ mới có thể ngừng làm việc trong một ngày và đặt lòng tin hoàn toàn nơi Chúa là Đấng chu cấp mọi nhu cầu để bạn có thể đi vào sự yên nghĩ trong ngày đó.
Nếu một công việc gì đó khiến bạn không thể dừng lại và được nghĩ ngơi để tôn trọng ngày Sa-Bát như Chúa đã phán dạy, bạn nên tự suy xét lại để biết chắc bạn có đang xây dựng một thần tượng nào đó chăng. Vâng lời Chúa tôn trọng ngày Sa-Bát bảo toàn ta không sa vào tội thờ thần tượng. Chúng ta thông thường không thể nào am tường những gì chúng ta đang bị lôi cuốn cho đến khi ta cố gắng ngưng làm công việc đó.
Nếu bạn nhận thấy rằng một nan đề nào đó trong đời bạn khiến bạn bị cai quản và nắm bắt mà không thể buông tay mặc dù chỉ trong chốc lát và bạn tin rằng Đức Chúa Trời là Đấng tạo dựng nên trời và đất nầy có quyền tể trị đem lại giải đáp cho nan đề đó, thì đó là lúc nguồn góc của thần tượng của bạn đang bị phát hiện.
Dấu hiệu đầu tiên của sự thờ thần tượng: Bạn đặt lòng tin cậy vào điều gì để tự giải cứu mình khỏi những nguy nan trong cuộc sống?
Dấu hiệu thứ hai của sự thờ thần tượng: Điều gì đang trói buộc bạn khiến bạn không thể bước vào sự yên nghĩ của Chúa?
Phát Hiện Thần Tượng Qua Dấu Hiệu Thứ Ba
Dấu hiệu thứ ba của sự thờ thần tượng được tìm thấy trong sách Ê-sai 44:14-17:
“Lại đi đốn cây bách; lấy cây lật, cây dẻ, mà mình đã chọn trong các thứ cây trên rừng; trồng cây thông, mưa xuống làm cho lớn lên. Gỗ ấy người ta sẽ dùng mà chụm, lấy về mà sưởi. Cũng dùng để đung lửa hấp bánh; lại cũng lấy mà làm một vị thần, rồi thờ lạy nó, làm nên một tượng chạm mà quỳ lạy trước mặt nó. Họ chụm đi phân nửa trong lửa, còn phân nửa thì dùng mà nướng thịt, ăn cho no; hoặc sưởi cho ấm, và nói rằng: Hà! nầy ta sưởi đây; ta thấy ngọn lửa! Đoạn, gỗ còn thừa lại làm một vị thần, tức là tượng chạm mình; cúi mình trước mặt nó mà thờ lạy, cầu nguyện nó mà rằng: Xin giải cứu tôi, vì Ngài là thần của tôi!”
Đoạn Kinh Thánh nầy mô tả người kia vào rừng đốn cây lấy phân nửa về chụm lửa và phân nửa kia lại dùng làm một tượng chạm để thờ lạy mà không thể nào nhận thức rằng hai phần ấy đến từ một cây. Người nầy đã lấy một phân nửa cây đó tôn thờ và suy tôn mà không hiểu rỏ những gì mình đang làm.
Đây là dấu hiệu thứ ba của sự thờ thần tượng: Có điều gì mà bạn đang tôn thờ để nó vượt quá giá trị chân chính của nó chăng?
Chúng ta thường có những hành vi như vậy đối với con cái mình. Chúng ta cư xử như thế với của cải mình. Chúng ta không nhận thấy giá trị chân chính của vấn đề. Chúng ta thật có những tiêu chuẫn lệch lạc mà Đức Chúa Trời không hề chấp nhận. Hệ thống giá trị sai lầm không đúng tiêu chuẫn sẽ khiến bạn đánh giá sai lầm và rồi chính điều đó sẽ trở thành một thần tượng.
Bạn có hay thần tượng hóa những tạo vật, suy tôn nó vượt quá giá trị chân chính của nó chăng? Nếu vậy, thì bạn đang dung dưỡng một thần tượng.
Phát Hiện Thần Tượng Qua Dấu Hiệu Thứ Tư
Dấu hiệu cuối cùng ta cùng bàn đến ở đây được tìm thấy trong sách Ma-Thi-Ơ 19:16-24, Mác 10:17-23 và trong Lu-ca 18:18-25. Đây là một sự tích về một người trai trẻ giàu có. Người nầy đến cùng Chúa Giê-Su và hỏi phải làm việc lành chi cho được sự sống đời đời? Đức Chúa Giê-Su phán với anh ta ngươi hãy gìn giử các điều răn của Môi-Se. Người trai trẻ nầy đáp anh ta đã làm hết những điều nầy từ khi còn thơ và câu trả lời của Chúa làm anh ta kinh ngạc.
Đức Chúa Giê-Su phán cùng anh, “Hãy đi, bán hết gia tài mình, bố thí cho kẻ nghèo khó, rồi hãy đến mà theo Ta.”
Chúng ta nhớ rằng Chúa Giê Su chỉ kêu gọi 12 môn đồ. Có biết bao nhiêu người mong ước được đi theo Chúa nhưng Ngài đều khước từ. Vậy thì, Chúa đã ban cho người trai trẻ nầy một địa vị ngang hàng với những môn đồ Ngài. Điều đáng buồn hơn hết là người trai trẻ nầy lại từ chối lời mời gọi của Chúa Giê-Su.
Khi đọc đến đoạn Kinh Thánh nầy, tôi muốn xông vào, nắm lấy cổ áo của người nầy, kéo anh ta lại gần mặt đối mặt để tư vấn, “Anh có biết Đấng phán cùng anh là ai chăng? Anh có nhận biết rằng điều Ngài ban cho anh là vô giá chăng? Đừng đánh mất cơ hội quý báu nầy và hãy tiến bước theo Ngài!”
Nhưng người trai trẻ đó đã bỏ đi. Tại sao anh ta không thể theo Chúa Giê-Su? Hãy xem xét lại người trai trẻ nầy là ai thì chúng ta sẽ hiểu được lý do tại sao anh lại bỏ đi.
Trước nhất, anh ta là một người giàu có. Anh không cần phải làm việc vất vả. Anh ta có một cuộc sống phóng khoáng, an nhàn, không có nhiều lo âu về các nhu cầu hằng ngày. Sự giàu có mang lại cho anh một địa vị cao sang được mọi người kính nể trong xã hội.
Lý do thứ hai, anh ta là một người trẻ tuổi với một tương lai sáng lạng trước mặt mình. Tôi tin chắc anh cũng có nhiều kế hoặch và mục tiêu cho đời sống mình.
Lý do thứ ba, người trai trẻ nầy hẳn có một địa vị cao trọng trong xã hội thời bấy giờ, nhiều thẩm quyền và nhiều khả năng tự tin.
Bước đi theo Chúa Giê-Su có nghĩa rằng chúng ta không cần phải nắm bắt bất cứ một sự bảo toàn cá nhân nào dựa trên của cải thế gian nầy, cũng không cần lệ thuộc vào tiềm năng của ta hoặc uy quyền và địa vị trong xã hội.
Nhưng, chàng trai trẻ nầy sẽ nhận được những gì nếu anh ta bỏ tất cả để theo Chúa?
Anh chắc sẽ là một nhân chứng cho Chúa khi Ngài mở mắt kẻ mù, khi Ngài khiến người chết sống lại. Anh hẳn là một trong những người được kề cận Chúa Giê-Su khi Ngài dạy dỗ các môn đồ lẽ thật sâu nhiệm của những câu chuyện ngụ ngôn sau khi đám dân đông đã ra về. Anh hẳn được kề cận Chúa khi Ngài giảng dạy từ làng nầy qua làng kia, trong những lúc nghĩ ngơi qua đêm trong chuyến hành trình khắp xứ.
Đối với bạn, những điều nầy có giá trị gì không? Hay bạn đang mong ước đạt điều gì khác hơn khiến bạn đánh mất cơ hội kề cận với Chúa? Bạn có bằng lòng trả giá hầu nhận được một chổ đứng như thế trong mối liên hệ với Chúa Giê-Su không? Bạn sẳn sàng đánh đổi gì để đi theo Chúa Giê-su?
Đây là dấu hiệu thứ tư của sự thờ thần tượng: Những điều gì đang trói buộc bạn khiến bạn không thể bước đi theo Ngài?
Người trai trẻ đó chỉ nhìn thấy những mất mát vật chất. Anh ta không thể nhìn nhận được kho tàng thiêng liêng vô giá vì nó vượt quá sự hiểu biết của anh.
Câu chuyện về người trai trẻ giàu có nầy được ghi lại vào giai đoạn cuối cuộc đời Chúa Giê-Su trên đất. Tôi tin rằng Ngài thấu rỏ những gì sẽ xảy đến cho Giu-đa (là môn đồ phản Chúa) và Ngài chờ đợi xem người trai trẻ nầy có lòng muốn theo Ngài chăng. Thật là thú vị cho chúng ta khi nhận thấy rằng cũng trên con đường đến thành Đa-Mách ấy, Đức Chúa Trời đã tìm được một người trai trẻ giàu có khác lại bằng lòng rời bỏ tất cả, coi mọi sự như sự lỗ để đổi lấy sự giàu có vô biên trong sự nhìn biết Ngài là Chúa Giê-Su.
Tôi thắc mắc tự hỏi không biết Sứ Đồ Phao-Lô có phải là người mà Chúa Giê-Su có ý chọn lựa trước tiên hay là người trai trẻ giàu có nầy lại chính là người Ngài muốn kêu gọi vào Nước Ngài cũng như Phao-Lô vậy?
Có gì quan trọng hơn là điều bạn đạt được ý chỉ Đức Chúa Trời đã giành cho cuộc đời bạn chăng?
Bốn Dấu Hiệu Của Tội Thờ Thần Tượng
Nói tóm lại, đây là bốn dấu hiệu ta có thể dùng để phát hiện tội thờ thần tượng:
- Bạn đang đặt lòng tin cậy vào điều gì để tự giải cứu mình khỏi những nguy nan trong cuộc sống?
- Điều gì đang trói buộc bạn khiến bạn không thể bước vào sự yên nghĩ của Chúa?
- Bạn đang truy tôn những gì vượt quá giá trị chân chính của nó?
- Điều gì đang trói buộc bạn khiến bạn không thể bước đi theo Ngài?
Sự Giải Phóng
Nếu bạn phát hiện được những dấu hiệu của tội thờ thần tượng nầy trong đời sống mình, tôi xin công bố một tin mừng với bạn. Bạn có thể ăn năn với Chúa. Ăn năn có nghĩa là thay đổi tư duy mình về những thần tượng nầy. Hãy quyết định ăn năn, xin Chúa thay đổi hệ thống giá trị hầu bạn có thể đánh giá mọi việc một cách chính chắn.
Hãy ăn năn và tiếp nhận sự tha thứ của Chúa. Lời Ngài hứa tẩy sạch mọi tội lổi chúng ta, vì vậy hãy để Ngài cất đi mọi sự cáo trách và đoán phạt của tội lổi. Hãy để Ngài tẩy sạch tất cả những tội lổi vấn vương trói buộc bạn.
- Dùng lời Chúa làm dây chuẫn mực cho cuộc sống và xin Chúa khôi phục bạn.
- Xin Chúa làm ngay thẳng lại những lãnh vực các thần tượng đã đánh lạc hướng bạn.
- Hãy công bố từ bỏ các thần tượng của mình và khép kín tất cả những cánh cửa tăm tối.
- Hãy cầu xin Chúa xây dựng lại đức tin và đặc trọn niềm tin mình nơi Ngài.
- Hãy tiếp nhận khải thị trong sáng từ nơi Chúa.
Trả lời