28 Ngày Để Chuyển Đổi Tư Duy Bạn Cho Năm Mới Và Thực hiện Một Chu Kỳ Ơn Phước Mới!

time1

Ngày 1, Tháng 2, Năm 2017

Lịch Trình Cầu Nguyện này sẽ hướng dẫn bạn từ đây đến cuối tháng Hai. 21 ngày đầu tiên dẫn bạn trong sự thức canh cầu thay trong canh ba, cũng được gọi là canh của sự “Đột Phá Một Ngày Mới” (từ nửa đêm cho đến 3 giờ sáng) hoặc khởi đầu của giờ thức canh “Gà Gáy.” 7 ngày cuối cùng trong Lịch Trình Cầu Nguyện này là lúc mà bạn phải trả lời những nghi vấn của Chúa. Hãy ghi lại những ý tưởng của bạn. Hãy suy gẫm Lời Chúa vì chính điều này sẽ giúp bạn phá vỡ quyền lực đang giới hạn cuộc sống bạn lẫn sự đổi mới tâm trí!

21 Ngày Trong Lịch Trình Thức Canh Cầu Nguyện Trong Canh “Đột Phá Một Ngày Mới”

Canh “Đột Phá Một Ngày Mới” bắt đầu vào lúc nửa đêm và tiếp tục cho đến ba giờ sáng. Su tập trung cầu nguyện này sẽ kết nối với Canh Nửa Đêm và tiếp tục cho đến cuối Canh 3, tức là đến lúc trời trở sáng.

Có hai từ được sử dụng trong Cựu Ước cho “nửa đêm.” Nghĩa đen của cả hai là “giữa đêm.” Một từ chỉ được sử dụng ba lần và luôn luôn được dịch là “nửa đêm.” Các từ khác được sử dụng 120 lần và có nghĩa là vào nửa đoạn, tai trung điểm hoặc một nửa của một cái gì đó. Khi được sử dụng để tham khảo ý “nửa đêm”, nó được dịch là “nửa đêm.”

Từ đầu tiên, “Chatsoth”, được sử dụng hai lần trong bối cảnh như sự phán xét công bình của Đức Chúa Trời được thực hiện vào lúc nửa đêm và sử dụng một lần khi tác giả của Thi Ca chổi dậy vào lúc nửa đêm để ca ngợi Chúa vì những bản án công chính của Ngài. Từ thứ hai cũng được dịch là “nửa đêm” ba lần và nó cũng mang một khai niệm về bản án công chính của Đức Chúa Trời.

Có hai từ được dịch là “nửa đêm” trong Tân Ước. Giống như những từ được sử dụng trong Cựu Ước, một trong những từ này có nghĩa là trung bình hoặc trung điểm của một cái gì đó và từ kia là một thuật ngữ cụ thể cho “nửa đêm.”

Ngày 1: Suy Gẫm phân đoạn Kinh Thánh trong Xuất Ê-díp-tô Ký 11:1-7. Chúa đã nhiều lần truyền phán cho vua Pha-ra-ôn hãy thả dân Y-sơ-ra-ên đi, nhưng ông đã từ chối. Rồi thời điểm đã đến khi Chúa công bố bản án phán xét công bình của Ngài nghịch cùng Pha-ra-ôn. Hãy lưu ý trong câu 7 về phán quyết của Chúa, Ngài phân rẽ và làm cách biệt giữa dân xứ Ai-cập và Y-sơ-ra-ên. Hãy tạ ơn Chúa vì Ngài luôn ban cho một cảnh báo và cung ứng một lối thoát khỏi sự phán xét Ngài chỉ định.

Ngày 2: Suy gẫm phân đoạn Kinh Thánh trong Xuất Ê-díp-tô Ký 12:21-30. Khi đến đúng thời điểm, Đức Chúa Trời đã thực thi chính xác những gì Ngài truyền phán Ngài sẽ làm. Những ai đã từng liên kết với Pha-ra-ôn và Ai-Cập đã nhận lãnh bản án của họ. Sự phán xét công bình của Đức Chúa Trời đã “Vượt Qua” khỏi những con người tự liên kết chính mình với Y-sơ-ra-ên. Hãy xin Chúa phô bầy mọi sự cam kết với “Ai-Cập” trong cuộc sống và đất nước của bạn. Hãy ăn năn mọi điều Ngài tỏ bầy với bạn và bước vào sự cam kết toàn vẹn trong Giao Ước Chúa.

Ngày 3: Suy gẫm phân đoạn Kinh Thánh trong Gióp 34:16-20. Những quan chức nào là những kẻ ghét công lý, đến lúc cuối cùng, họ sẽ trải nghiệm sự phán xét của Đức Chúa Trời. Hãy ôn lại mọi lĩnh vực mà bạn hiện đang nắm giữ thẩm quyền để xác nhận rằng những việc làm của mình phản ảnh sự công chính của Chúa. Hãy nhớ rằng, đối với Đức Chúa Trời, lòng thương xót cần được đặt để vào hàng đầu, đi trước sự phán xét. Sự phán xét công bình luôn dẫn đầu với lòng thương xót. Hãy cầu nguyện cho các hệ thống tư pháp của quốc gia nơi bạn đang cư ngụ để các cơ cấu này phản ảnh sự phán xét công bình của Đức Chúa Trời.

Ngày 4: Suy gẫm phân đoạn Kinh Thánh trong Thi-thiên 119:57-64. Thi-thiên 119 là một bài thơ, trong đó mỗi phần được gán vào như một lá thư khác biệt với mỗi chữ được phân biệt từ bảng chữ cái Hê-bơ-rơ (Hebrew). Từ đầu tiên của mỗi câu thơ trong phần nào bắt đầu bằng chữ đó. Phần này được gán cho chữ “Heth.” Bởi vì lá thư này được sử dụng trong từ “Le Chaim”, có nghĩa là, “để cho cuộc sống”, từ “Heth” đã trở thành biểu tượng cho cuộc sống. Trong khi những người không quan tâm đến pháp lệnh hoặc luật pháp công chính của Đức Chúa Trời đang trải nghiệm cái chết, thì những con người nào ở trong liên minh với pháp lệnh của Chúa sẽ trải nghiệm sự sống sung mãn. Khi tác giả của Thi Ca xem xét này điều này, ông đã chổi dậy vào lúc nửa đêm (trong giờ thi hành phán xét công bình ấy) và ca ngợi Chúa vì những bản án công chính của Ngài. Hãy Ngợi khen Chúa vì Ngài là Đức Chúa Trời đầy dẫy lòng thương xót, nhưng Ngài sẽ không để cho những kẻ bất chính thoát khỏi sự trừng phạt. Hãy ngợi khen Chúa vì Ngài là Đấng ban cho chúng ta sự sống, một sự sống dư dật.

Ngày 5: Suy gẫm phân đoạn Thánh Kinh trong Các Quan Xét 16:1-3. Sam-sôn đã từng là một quan án cho Y-sơ-ra-ên. Khi ông bị quân thù bao vây là những kẻ đã rình rập để giết hại ông, Đức Chúa Trời đã ban cho ông sức mạnh siêu nhiên vào lúc nửa đêm để lật đổ các cửa thành của quân thù. Các cổng Thành đại diện ghế quyền lực. Khi bạn cảm thấy bị bao vây bởi kẻ thù của bạn, hãy chổi dậy vào lúc nửa đêm và tiếp nhận sức mạnh của Chúa hầu lật đổ các cổng thành của quân thù trong cuộc sống bạn.

Ngày 6: Suy gẫm phân đoạn Thánh Kinh trong sách Ru-tơ, đoạn 3. Bà Na-ô-mi đã trải nghiệm một sự mất mát lớn lao. Ru-tơ, con dâu của bà, đã quyết định tự liên kết mình với mẹ chồng và Đức Chúa Trời của bà ấy, thay vì trở về cùng các thần tượng của dân Mô-áp. Luật pháp của Đức Chúa Trời bao gồm một phương cách để phục hồi cho cả hai, bà Na-ô-mi cùng con dâu của bà là Ru-tơ. Khi Ru-tơ đầu phục dưới sự tư vấn của mẹ chồng, Chúa đã đánh thức Bô-ô lúc nửa đêm để bắt đầu một quá trình cứu chuộc và phục hồi. Hãy ngợi khen Đức Chúa Trời vì Ngài có đường lối để phục hồi tất cả những mất mát bạn đã phải chịu đựng. Hãy tiếp nhận mọi lời tư vấn cần thiết. Hãy cầu xin Chúa đánh thức bất kỳ ai là những kẻ sẽ dự phần vào quá trình của sự phục hồi để họ có thể thực hiện một cách hoàn hảo.

Ngày 7: Suy gẫm phân đoạn Thánh Kinh trong Ma-thi-ơ 25:1-13. Trong câu chuyện ngụ ngôn này, nửa đêm là thời điểm mà sự khôn ngoan cùng sự ngu dại được bầy tỏ một cách rõ ràng. Các nữ đồng trinh khôn ngoan nhận được phước lành và những người ngu dại chằng nhận được gì. Hãy xin Chúa phơi bầy mọi sự suy nghĩ và những hành vi khờ dại để bạn tiếp thu sự khôn ngoan và hãy nhận lãnh các phước lành. Sách Châm Ngôn đã được viết để dạy sự khôn ngoan. Trong khi bạn đang cầu nguyện thức canh trong Canh Ba này, hãy suy gẫm và đọc Lời Chúa trong sách Châm ngôn hầu đạt được sự thông sáng.

Ngày 8: Suy gẫm Lời Chúa trong sách Mác13:33-37. Chuyện ngụ ngôn này cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của sự cảnh giác và chuẩn bị vào bất kỳ giờ nào trong đêm. Trong bối cảnh này, người chủ đã giao trách nhiệm định sẵn cho mỗi người đầy tớ và mong đợi họ trung thành với nhiệm vụ của mình. Hãy ôn lại những mục vụ mà Chúa đã ban để ta có thể kiểm chứng và thức tỉnh, chuẩn bị sẵn sàng cho mọi việc.

Ngày 9: Suy gẫm Lời Chúa trong sách Luca 11:5-13. Trong chuyện ngụ ngôn này, người đàn ông có nhu cầu kia đã nhận được những gì ông ta cầu xin khi ông gõ cửa nhà bạn mình vào lúc nửa đêm. Chúa Giê-su nhấn mạnh tầm quan trọng của sự kêu cầu, tìm kiếm và gõ cửa, cho đến khi bạn nhận được những gì bạn cần. Chỗi dậy vào lúc nửa đêm để cầu xin là một lối cho bạn bầy tỏ với Chúa một cách nghiêm túc về những nhu cầu thiết yếu trong cuộc đời bạn. Hãy để Ngài nghe tiếng kêu xin của bạn vào lúc nửa đêm.

Ngày 10: Suy gẫm Lời Chúa trong sách Công-vụ 6:11-40. Tình huống bị áp bức của Phao-lô và Si-la đã hoàn toàn được đảo ngược khi họ bắt đầu hát ca ngợi Chúa. Vào nửa đêm, Đức Chúa Trời đã can thiệp và phá vỡ gông cùm để giải thoát họ. Sự bất công mà họ đã phải chịu đựng đã được giải tỏa và kết quả của sự hy sinh cũng như sự ca hát ngợi khen Chúa của họ vào lúc nửa đêm đã khiến nhiều con người được cứu. Lắm khi, các tình huống khó khăn sẽ khiến chúng ta bị mất ngủ và chúng ta thức khuya qua đêm, lo lắng về những gì có thể sẽ xảy ra. Nếu điều này xảy đến cho bạn, hãy bắt đầu ngợi khen Chúa và trông chờ phương cách Ngài sẽ can thiệp để đảo ngược những khó khăn trong cuộc sống bạn. Hãy nhận biết rằng những người chung quanh bạn là những ai thấu hiểu hoàn cảnh bạn đang lắng nghe lời nói của bạn trong tình huống. Sự ngợi khen Chúa của bạn sẽ mang lại một tác động mạnh mẽ trên họ.

Ngày 11: Suy gẫm Lời Chúa trong Công vụ 20:7-12. Đừng bỏ lỡ cơ hội để tiếp nhận phép lạ của bạn vào lúc nửa đêm. Chúa sẽ bầy tỏ và truyền phán cùng những ai có lòng tìm kiếm để lắng nghe tiếng Ngài.

Ngày 12: Suy gẫm Lời Chúa trong sách Công-vụ 27. Khi Phao-lô đã bị bắt tại Giê-ru-sa-lem, Chúa hiện ra với ông và nói với ông rằng ông sẽ đi đến thành La-mã. Đang trên đường đi, một cơn bão nổi lên đe dọa đánh chìm tàu. Chúa gửi một thiên sứ để báo cho Phao-lô biết điều gì sẽ xảy ra và trấn an ông rằng tất cả sẽ được an toàn. Thiên sứ thông báo rằng con tàu sẽ bị mắc cạn. Vào lúc nửa đêm khi các thủy thủ nghe được tiếng máy tàu và nhận ra rằng chiếc tàu sắp bị mắc cạn. Mọi việc bắt đầu xảy ra giống như lời các thiên sứ đã cho biết. Quá trình của các lời tiên tri được ứng nghiệm đã khởi đầu vào lúc nửa đêm. Ngay cả các thủy thủ không tin Chúa đã dự phần trong kế hoạch của Đức Chúa Trời trong việc chuyễn tải Phao-lô đến La-mã để hoàn thành Lời Truyền phán của Chúa. Nếu bạn cảm thấy quá sức mình, hãy xem lại những lời Chúa đã phán cho bạn và hãy nhớ rằng Ngài sẽ sử dụng ngay cả người không tin để giúp bạn khi bạn hoàn tất cuộc hành trìn để dẫn đưa bạn đến nơi Chúa đã chỉ định.

Ngày 13: Suy gẫm Lời Chúa trong Ma-thi-ơ 26:31-35. Chúa Giê-su đã biết trước tất cả các môn đồ sẽ rời bỏ Ngài. Điều này đã được ứng nghiệm qua lời tiên tri cho biết trước trong Cựu Ước. Trong phân đoạn này, Chúa đã chuẩn bị họ để đối đầu với những khó khăn mà họ chẳng bao giờ trải nghiệm. Thay vì ghi nhớ Lời Chúa phán vào lòng, Phi-e-rơ đã phủ nhận rằng những gì Chúa Giê-su đang chuẩn bị cho họ sẽ không bao giờ xảy ra. Vì ông đã chối từ việc này, ông đã không thể tiếp thu sự chuẩn bị ấy. Tuy thế, Chúa vẫn ban cho chúng ta lời tiên tri (mặc khải) để trang bị chúng ta cho những sự việc sắp xảy ra. Trong câu 32, Chúa Giê-su ban cho họ một lời hứa đáng kinh ngạc; rằng Ngài sẽ sống lại từ cõi chết và Ngài sẽ hiện ra cùng họ tại Ga-li-lê. Có lúc chúng ta khó có thể tiếp thu một lời cứng cỏi, nhưng một Lời tiên tri chính xác sẽ luôn là một lời hứa có tính cách Cứu Chuộc. Phi-e-rơ cố tình tập trung để thuyết phục Chúa rằng ông sẽ không bao giờ chối Chúa cho đến nỗi ông đã không thể tiếp thu lời hứa tuyệt vời ấy. Hãy cầu xin Chúa ban cho bạn có đủ chức năng để lắng nghe những gì Ngài đang truyền phán cùng bạn, để bạn hoàn tất mọi trang bị cho tương lai và có được lời hứa của Chúa chính là điều sẽ vùa giúp bạn vượt qua mọi thử thách trong những ngày sắp đến.

Ngày 14: Hay suy gẫm Lời Chúa trong Mác 14: 66-72. Đoạn này thuật lại những diễn tiến trong việc ông Phi-e-rơ chối Chúa. Mặc dù ông đã có nhiều ý tốt, nhưng ông thật đã hành động y như lời Chúa Giê-su đã tiên đoán. Khi phải đối diện với sự việc trong thực tế, Phi-e-rơ khóc một cách cay đắng. Khóc lóc là một dấu hiệu của sự ăn năn thật. Phản ứng của Phi-e-rơ khác hẳn so với phản ứng của Giu-đa Ích-ca-ri-ốt. Ông Giu-đa đã cố gắng tự tháo gỡ những việc ông đã làm và khi không thể “sửa chữa nó”, ông đã treo cổ tự vận. Thật không có một dấu hiệu nào của sự ăn năn qua những hành động của Giu-đa. Sự ăn năn chính chắn, chân thật sẽ luôn mở cửa để phục hồi mọi việc. Trong trường hợp không có sự ăn năn, thì cũng không thể có được sự phục hồi. Đôi khi, Chúa không có ý muốn ta tự “sửa chữa” những lỗi lầm, nhưng Ngài mong đợi chúng ta đến với Ngài trong sự ăn năn. Hãy để Chúa chỉ cho bạn thấy mọi lĩnh vực mà bạn đã thất bại và rồi bạn chỉ cần ăn năn thi Chúa sẽ khởi đầu khôi phục bạn.

Ngày 15: Suy gẫm Lời Chúa trong Lu-ca 22:31–34. Đoạn Kinh Thánh này cho chúng ta một tầm nhìn sâu sắc trong lĩnh vực thuộc linh. Sa-tan đã đòi sàng sảy Phi-e-rơ như lúa mì. Phương cách làm sạch lúa thường là một tiến trình lựa lọc mạnh tay qua một thúng lọc. Lúa sẽ ở rơi xuống, đọng lại trong thúng lọc trong khi rác rến sẽ bị thổi bay đi. Sa-tan đã yêu cầu được phép làm cho Phi-e-rơ rúng động để thử nghiệm Đức Tin ông. Đối với Chúa Giê-su, vấn đề là không hẳn là Phi-e-rơ có chối Chúa hay không. Vì điều đó đã được Chúa nói tiên tri trước rồi. Vấn đề chính yếu là Phi-e-rơ sẽ làm gì sau diễn biến ấy. Chúa cho phép sự thử nghiệm của Đức Tin ta. Ngài biết rằng có lúc chúng ta sẽ không thể vượt qua cơn thử thách. Khi chúng ta đang trải nghiệm sự thử thách, tinh chất thật sự của Đức Tin ta sẽ được phô bầy. Điều này không phải để lên án chúng ta, nhưng để chúng ta có thể nhìn thấy những lĩnh vực trong đời sống ta cần thay đổi. Nếu bạn hiện đang đi trong một mùa ‘tăm tối’, là lúc Đức Tin của bạn đang được thử nghiệm, hãy để Chúa khích lệ và an ủi bạn thông qua những gì Ngài truyền phán cùng Phi-e-rơ, ấy là, “Song ta đã cầu nguyện cho ngươi, hầu cho đức tin ngươi không thiếu thốn. Vậy, đến khi ngươi đã hối cải, hãy làm cho vững chí anh em mình.”

Ngày 16: Suy gẩm Lời Chúa trong Lu-ca 22:54-62. Ông Lu-ca cho chúng ta một ví dụ về sự phản ứng của Chúa đối với Phi-e-rơ ngay sau khi ông chối Chúa. Ngay lúc Chúa Giê-su bị các nhà lãnh đạo tôn giáo vu khống, Ngài đã nhận thức về tất cả những gì đang xảy ra với Phi-e-rơ. Chúa biết thời điểm chính xác khi Phi-e-rơ chối Ngài lần thứ ba và Ngài đã quay lại, nhìn thẳng vào mặt Phi-e-rơ. Nhưng ông ta không quay mặt để tránh xa Chúa, ông đã quay lại và hướng về Chúa. Tôi tưởng tượng rằng Phi-e-rơ đã tìm thấy chính mình trong ánh mắt đầy lòng thương xót của Chúa Giê-su, Đấng đã cầu nguyện cho ông ngay vào thời điểm ấy. Thật là một hình ảnh tuyệt vời phản ảnh tấm lòng của Đức Chúa Trời đối với chúng ta. Hãy để Chúa nhìn vào mắt và lòng của bạn, thậm chí ngay trong những thời điểm bạn đang bị thất bại và nhớ rằng Đấng Hằng Sống đang cầu thay cho bạn.

Ngày 17: Suy gẩm Lời Chúa trong Giăng 18:15-27. Đây là một phân đoạn duy nhất mà Thánh Kinh nhắc đến sự có mặt của một ‘môn đồ kia’. Điều thú vị ở đây là mối liên hệ giữa Chúa và ‘môn đồ kia’ chưa bao giờ được đề cập đến, ông Phi-e-rơ đã nhắc đến người này ba lần. Đây là lúc Phi-e-rơ đang từng trải sự thử nghiệm. Người ‘môn đồ kia’ hẳn sẽ có những thử thách khác biệt, và vào một thời điểm khác. Bạn đã có bao giờ cảm thấy mình đã bị “chỉ ra” như thế không? Trong thời gian thử thách của bạn, đừng so sánh mình với người khác. Đừng tin vào lời nói dối của ma quỷ rằng Chúa dang đối xử bất công với bạn hoặc bạn lại là người duy nhất phải chịu đựng cơn thử thách. Hãy tìm ra lối để bước đi trong chiến thắng, vì bạn thật đang được chuẩn bị để đến một lúc nào đó, bạn sẽ giúp đỡ người khác vượt qua cơn thử thách của họ.

Ngày 18: Suy gẩm Lời Chúa trong Thi-thiên 110. Đây là một trong những sách Thi-thiên thường được trích dẫn nhiều nhất trong Tân Ước, đề cập đến Chúa Giê-su là Đấng Mê-si. Hãy chú ý đến câu 3. Cụm từ “ngày” có nghĩa là phần thời gian mà nhiệt độ trở nên nóng nhất trong ngày. Cụm từ “quyền lực” cũng là một từ dành cho “đội quân.” Câu này hứa hẹn rằng vào thời điểm nóng nhất trong ngày, sẽ có một sự tươi mát như những giọt sương mai chợt xuất hiện từ “buồn tử cung của bình minh” bao phủ đội binh Đức Chúa Trời. Khi chúng ta cầu nguyện từ canh ba cho đến lúc trời trở sáng, một sức mạnh mới và một sự tươi mới sẽ được khai phóng đúng vào lúc chúng ta cần nó nhất.

Ngày 19: Suy gẩm Lời Chúa trong Thi-thiên 119:147. Câu gốc này mô tả cuộc đời của Chúa Giê-su. Có nhiều phân đoạn có liên quan đến sự việc Ngài dậy sớm lúc trời trở sáng và đi đến một nơi hoang vắng để cầu nguyện. Tôi tin rằng trong những giờ tĩnh nguyện ấy, Đức Chúa Cha đã truyền phán với Chúa Giê-su về những sự việc sẽ xảy ra trong những ngày sắp tới và bầy tỏ những gì Ngài muốn Chúa Giê-su thực hiện. Vì thế, Chúa Giê-su luôn được cảnh giác vì Ngài thông công và nghe lời truyền phán của Đức Chúa Cha trong buổi sớm mai trước khi một ngày mới bắt đầu. Hãy xin Chúa ban cho bạn một thứ tự mới mỗi ngày trước khi bình minh ló dạng.

Ngày 20: Suy gẩm Lời Chúa trong Thi-thiên 139:9-12. Trong phân đoạn này, tác giả của Thi-thiên phát họa chân dung Chúa khi Ngài ngự vào, trên bất cứ một nơi chốn tối tăm nào đó. Từ ngữ ‘cánh’ trong cụm từ “cánh hừng đông” được dịch ra ở đây với ý nghĩa trong bối cảnh của “một thái cực”. Chúa đang bầy tỏ cho chúng ta biết rằng chúng ta có thể hiện đang ở bên bờ vực trong một thái cực xa vời của bình minh, tựa như ở một chân trời xa thẳm, cách biệt tách rời khỏi buổi bình minh, hoặc ta đang ở nơi vực thẳm, đen tối nhất tận dưới đáy biển, Ngài cũng có mặt tại nơi đấy. Bàn tay Chúa sẽ nắm giữ lấy chúng ta và Ngài sẽ hướng dẫn ta. Ngài thậm chí sẽ làm cho bóng tối giống như Ánh Sáng cho ta. Hãy xin Chúa tỏa sáng Ánh Sáng của Ngài vào mọi nơi tối tăm và mọi sự sợ hãi cũng như các mối đe dọa của bóng tối sẽ bị tiêu diệt, chúng sẽ bi Ánh Sáng Ngài nuốt mất.

Thi-thiên 139:9-12:
“Nhược bằng tôi lấy cánh hừng đông, Bay qua ở tại cuối cùng biển, tại đó tay Chúa cũng sẽ dẫn dắt tôi, Tay hữu Chúa sẽ nắm giữ tôi. Nếu tôi nói: Sự tối tăm chắc sẽ che khuất tôi, thì chính sự tối tăm không thể giấu chi khỏi Chúa, Ban đêm soi sáng như ban ngày, và sự tối tăm cũng như ánh sáng cho Chúa.”

Lời chia sẽ của Lửa Thiêng:
Các bạn ơi, sau khi dịch lại lịch trình cầu nguyện cho ngày thứ 20 này, tôi suy gẩm Lời Chúa trong câu gốc này một lần nửa và lớn tiếng tạ ơn Chúa vì thật không có việc gì quan hệ đến chúng ta mà Ngài lại không chú tâm đến. Không một nơi chốn tận cùng của sự khốn đốn nào chúng ta đang đối đầu mà Chúa lại không biết đến. Chim sẻ mắt Chúa vẫn chú vào… Ngài lại há quên tôi chăng?

Hãy đứng vững trên Lời Hứa của Đấng Thành Tín vì Ngài là Đấng hôm qua, ngày nay cho đến đời đời không bao giờ thay đổi. Trời và đất có thể qua đi, nhưng Lời Chúa sẽ được vững bền từ đời này qua đời kia.

Ngày 21: Ngày 21: Hãy suy gẩm và đọc Lời Chúa trong Thi-thiên 46:5, Gióp 38:12-13. Bất cứ nơi nào Nước Chúa được thiết lập, chúng ta sẽ không bị đổi dời hoặc rúng động. Đức Chúa Trời sẽ trợ giúp ta vào lúc trời trở sáng của canh ba, một thời điểm “bước ngoặt khi bình minh ló dạng” và chúng ta sẽ chổi dậy làm rúng động kẻ gian ác để tống khứ chúng ra khỏi ngày đó.

Ngày 22Trong bảy ngày cuối cùng của lịch trình cầu nguyện này, hãy để cho đức tin, một danh tánh mới, và một chu kỳ phước hạnh mới của ban được phát sinh!

Hãy suy gẩm Lời Chúa trong Châm Ngôn 3. Đừng nương tựa vào sự hiểu biết của riêng bạn. Hãy xin Chúa ban cho bạn chiến lược của sự ban cho. Hãy cầu xin Ngài làm đầy nhà kho của bạn.

Ngày 23: Hãy suy gẩm Lời Chúa trong sách Rô-ma đoạn 8. Hãy công bố rằng tâm trí của bạn sẽ thuận phục con người bề trong (tâm linh) của bạn. Hãy xin Chúa ban cho bạn được đầy dẫy Đức Thánh Linh.

Ngày 24: Ngày 24: Suy gẩm Lời Chúa trong Lu-ca 18:35-43. Hãy chú ý đến các câu hỏi. Hãy trả lời những câu hỏi này trong tư thế của người đàn ông mù lòa kia khi Chúa hỏi ông ta: “Ngươi muốn ta làm gì cho ngươi?”

Ngày 25: Suy gẩm Lời Chúa trong 2 Các Vua 4, Mác 8:1-10. Bạn đang có gì trong tay để Chúa có thể sử dụng? Hãy đánh giá lại những tài nguyên của mình và hãy để cho Chúa bầy tỏ chiến lược của Ngài hầu gia tăng những gì bạn đang có trong tay.

Ngày 26: Hãy suy gẩm lời Chúa trong I Các Vua 17, Lu-ca 14:25-33. Ngươi sẽ để Ta vào Hàng Đầu trong đời sống ngươi chăng? Có nhiều lần chúng ta không thể vượt qua sự thử thách hầu đặt để những ưu tiên về sự trung thành với Chúa trong mọi việc. Đôi khi chúng ta phải ban cho trước khi các nguồn tài nguyên của chúng ta bắt đầu gia tăng.

Ngày 27: Hãy suy gẩm Lời Chúa trong Ma-thi-ơ 26:31-35. Ai là những người bạn đang thực sự kết nối? Bạn có sẵn sàng để đứng với những người Chúa đã kết nối với bạn? Hãy đánh giá lại tất cả các kết nối và sắp xếp lại mọi mục vụ của bạn.

Ngày 28: Hãy suy gẩm Lời Chúa trong Lu-ca 5:1-11. Lưới của bạn đang được vá lại? Bạn có để cho Chúa hướng dẫn bạn tiến vào một nơi mới? Bạn đã sẵn sàng cho sự kêu gọi mà Ngài đã dành riêng cho tương lai bạn chăng?

Sứ Đồ Tiến Sĩ Chuck D. Pierce – www.gloryofzion.org

Lửa Thiêng Việt Nam chuyễn dịch
www.luathiengvn.wordpress.com

Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Website Built with WordPress.com.

Up ↑

%d người thích bài này: